Đà Lạt thường gắn liền với cụm từ như thành phố mờ sương, thành phố buồn, thành phố tình yêu lãng mạn… Nhưng nếu đến đây vào dịp Tết 2017 vừa rồi, có lẽ bạn nên thay đổi suy nghĩ của mình...
1. Người đông tới nỗi không còn thấy rét nữa
Đến chiều 15/2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cho biết, dịp Tết Nguyên đán 2019 (từ ngày 7 đến 14-2), Đà Lạt - Lâm Đồng đón hơn 250 nghìn lượt khách đến tham quan, du lịch; tăng 13,6% so cùng kỳ năm 2020.
Người và xe ngập tràn trên đường phố trung tâm Đà Lạt, xua tan cả sương mù buổi tối.
Đây là con số thống kê của cơ quan chức năng. Còn cảm quan của người có mặt tại Đà Lạt vào dịp này là đâu đâu cũng chỉ thấy người và xe cộ. Tối mồng 4 tết, thời tiết Đà Lạt được dự báo là khá lạnh và có sương mù. Vậy mà, do lượng người và xe quá đông, khiến mọi người đều không thấy lạnh, sương mù cũng bị xua bay tít lên cao.
2. “Cháy” phòng khách sạn, nhà nghỉ
Theo đánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, ngoài lượng khách theo tour, thì lượng khách lẻ đi du lịch theo nhóm, đi xe máy từ các tỉnh lân cận như Đắc Lắc, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận... đến Đà Lạt đông hơn mọi năm, khiến thành phố quá tải, nhiều du khách phải về các huyện lân cận thuê phòng nghỉ.
Du lịch tự phát không có kế hoạch trước sẽ khiến du khách gặp nhiều bất lợi.
Anh Trung, hướng dẫn viên của Công ty Dã Ngoại Lửa Việt ở TP HCM, đơn vị có phục vụ một lượng lớn khách du lịch đến Đà Lạt dịp Tết năm nay thì để đảm bảo có phòng, các công ty du lịch đều phải lên kế hoạch và đặt giữ phòng trước từ tầm tháng 7 đến tháng 8 năm trước.
Anh rất ngạc nhiên khi nhiều người đi lẻ theo nhóm, gia đình… cứ ung dung tới Đà Lạt dịp Tết rồi mới đi tìm phòng. Có gia đình bồng bế con nhỏ, xách va li lủng củng lúc 12h đêm vẫn còn đi lang thang tìm khách sạn trú ngụ trong thời tiết giá lạnh.
Theo anh Trung, dù không đi theo tour thì du khách cũng nên có kế hoạch chuẩn bị trước dịch vụ tối thiểu như lưu trú. Bởi ngày Tết, mùa lễ hội, cao điểm… đều có khả năng lớn xảy ra tình trạng “cháy” phòng khách sạn tại các điểm du lịch. Và khi đó nếu bạn đi mà không đặt phòng trước sẽ dễ dàng trở thành mồi cho sự “chặt chém” tùy tiện.
3. Ô tô đi chậm hơn người đi bộ
Do lượng khách quá đông và đi dạng gia đình bằng xe nhỏ nhiều, nên trong 3 ngày mùng 3 đến mùng 5 Tết, đường phố Đà Lạt và các điểm du lịch, ăn uống luôn có một lượng lớn xe lưu thông và đậu đỗ. Tình trạng ùn tắc tại khu vực trung tâm xảy ra thường xuyên vào các giờ cao điểm buổi sáng, buổi chiều (khách xuất phát, trở về và đi ăn uống).
Những ngày tết vừa qua, Đà Lạt bị quá tải với lượng xe cộ đổ tới thành phố này.
Thực tế là để di chuyển một quãng đường khoảng 2km, nếu đi bằng taxi, có khi bạn phải mất hơn… 30 phút, chưa kể thời gian đợi chờ để kiếm được taxi.
Khi nhờ nhân viên khách sạn gọi giúp một chiếc taxi, tôi đã được khuyên là nên đi bộ và cố bắt taxi dọc đường thay vì ngồi tại chỗ chờ taxi tới đón vì khả năng chẳng chiếc nào tới được là rất cao.
4. Nhà hàng quá đông, không người phục vụ
Nhiều người kêu ca rằng mình bị “chặt chém”, bị đói do phải chờ lâu… khi đi ăn ở Đà Lạt dịp Tết vừa rồi. Nhưng thực tế giá cả đồ ăn uống nói chung cũng không đắt nhiều: Sữa đậu nành 10 ngàn/ly, thịt nướng hay chả viên 10 ngàn/xiên, sinh tố 15-40 ngàn/ly tùy loại quả… Các nhà hàng tuy có tăng giá một chút so với ngày thường nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên việc phải chờ lâu ở nhà hàng là có thật.
Khi có quá nhiều khách đổ vào nhà hàng vào giờ ăn, tôi thấy nhiều khách của đi theo tour của công ty du lịch (mọi dịch vụ đều đã đặt trước), cũng phải chờ hơn 30 phút để có một xuất ăn sáng. Còn việc như quên phục vụ rau sống, gia vị… ăn kèm cho khách xảy ra không ít.
HCM: 429/13 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp HCM: 156 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Nghé, Q.1
Tp.HCM: 429/13 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp
Đà Lạt: 2A Nguyễn Lương Bằng, P.2, Tp. Đà Lạt
Đà Nẵng: 37/1 PhanThanh, P.Thạc Gián, Q.Thanh Khê
Hà Nội: 2/1 Ngõ 270 Giáp Bát, P.Giáp Bát, Q.Hoàng Mai