Trước năm 1919, trên cao nguyên Lang Biang có nhiều buôn của người Lạch (Lac, Lat, M’Lates) và người Chil (Chin, Cil), buôn lớn nhất là buôn Đan Kia ở ven sông Đạ Đờng. Đan Kia xuất phát từ Dang Ja có nghĩa là đồi cỏ tranh. Chiều ngày 21-6-1893, sau khi đến khu vực Đà Lạt hiện nay, bác sĩ Alexandre Yersin đã vượt sông Đạ Đờng, đến Đan Kia và ngủ lại đêm ở đây rồi trở về Riong (thuộc huyện Lâm Hà ngày nay).
Từ xa xưa, vùng hồ Than Thở ngày nay là một vùng đầm lầy. Vào năm 1937, người Pháp đắp đập ngăn dòng suối Cam Ly, xây dựng hồ chứa nước rộng 8,5ha cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt. Nhận thấy vùng này rất hoang vu, chỉ nghe tiếng gió rì rào qua kẽ lá tạo thành một khúc nhạc buồn, người Pháp mới đặt tên là Lac des Soupirs. Soupir có nghĩa là tiếng gió thổi trong rừng (les soupirs du vent dans les bois) nhưng cũng có nghĩa là sự than thở. Vì khó dịch theo nghĩa thứ nhất, người ta đã dịch ra theo nghĩa thứ hai, do đó hồ mang tên hồ Than Thở.
Hồ Tuyền Lâm được tạo thành bởi dòng suối Tía (hay còn gọi là Da Trea), thượng nguồn sông Đạ Tam. Tên hồ không biết có tự bao giờ và do ai đặt, nhưng có lẽ xuất phát từ thiên nhiên kỳ vĩ: Suối và rừng quấn chặt lấy nhau nên người ta đã đặt cho hồ cái tên thật thơ mộng: Tuyền Lâm. Tuyền là Suối, Lâm là Rừng. Tuyền Lâm là nơi gặp gỡ của sông suối và núi rừng và theo thuyết Ngũ hành tương sinh thì Tuyền Lâm là nơi bắt nguồn sự sống của vạn vật bởi lẽ: Thủy sinh Mộc.
“Vòng đua quanh hồ Xuân Hương” đã trở thành một vòng đua chính thức trong lịch trình cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp Truyền hình TP.HCM hàng năm, được truyền hình trực tiếp. Bên cạnh đó, Hồ Xuân Hương cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa du lịch của thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng. Hằng năm, vào dịp từ Noel đến Tết Nguyên đán là Mai Anh Đào lại nở rực ven hồ rất lãng mạn
Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 6km về hướng Đông Bắc, chìm sâu bên những sườn đồi với rừng thông quanh năm xanh biếc, Thung lũng Tình yêu là một trong những thắng cảnh thơ mộng và trữ tình của thành phố du lịch Đà Lạt.
Thác nước nhân tạo có dòng nước chảy từ vườn đá Tứ Linh (long, lân, quy, phụng). Dưới chân thác là một guồng nước gợi nhớ đến những guồng nước trên sông Trà Khúc ở miền Trung hay núi rừng Việt Bắc. Xa hơn là chiếc cầu tre lắc lẻo – hình ảnh quen thuộc của đồng quê Nam Bộ. Một bức tượng lớn mang hình dáng một vị thần đang gieo hạt. Khu vui chơi giải trí mang tên Thái Cực, hồ nước mang tên Lưỡng Nghi, những viên đá lót trên lối đi được xếp theo quẻ “Thiên hỏa đồng nhân” trong kinh dịch. Một phiến đá hình bảo kiếm có khắc dòng chữ “Nẻo về của ý” kiểu thư pháp nhắc nhở đến ý tưởng đầu tiên hình thành Thung lũng Vàng. Địa chỉ: Đan Kia, huyện Lạc Dương
Thác Bobla (Bô Bla, Bồ Bla) thuộc xã Liên Đầm, huyện Di Linh nên còn gọi là thác Liên Đầm. Khu du lịch thác Bobla cách thị trấn Di Linh khoảng 6km, ngay sát quốc lộ 20. Thác Bobla nằm trên suối Đa Rê-am (Da Resam), rộng hơn 20m và cao khoảng 55m. Dòng nước trắng xóa đổ xuống khu vực sâu nổi bật trên nền xanh thẳm của rừng núi chập chùng và vườn trà, cà phê. Dưới thác là một cái hồ nhỏ do nước chảy lâu ngày tạo thành, cạnh hồ có những tảng đá lớn trông như những bàn đá và những cây cổ thụ cao to che mát cả một khoảng trời.
heo lời kể của ông Cil Long ở xã Tà Nung, trong thời kỳ xa xưa thác Cam Ly gọi là Liang Sra.
Khu du lịch thác Damb’ri (Đam Bri) nằm ở phía Tây Bắc thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Thác nước Damb’ri là thác chính nằm ngay trung tâm Khu du lịch với chiều cao 57m, mặt thác rộng gần 30m. Đây là thác nước cao nhất ở Lâm Đồng.
Datanla trước đây được bà con dân tộc thiểu số địa phương gọi là “Đa tam n’nha”. Người K’ho nơi đây kể rằng: Ngày xưa, các nàng tiên nữ thường hay xuống tắm vì có dòng nước trong xanh, mát lành, ẩn mình dưới hố sâu, được che phủ bởi nhiều tầng cây lá; vì vậy con người rất khó có thể nhìn thấy khi các tiên nữ tắm, bởi vì không biết rằng “dưới lá có nước”. Do vậy, khi phát hiện ra dòng thác, bà con đã đặt tên cho nó là “Đạ tam n’nha” và theo tiếng K’ho có nghĩa là “Dưới lá có nước”. Về sau “Đạ tam n’nha” được phát âm thành Datania, và sau đó là Datanla.
Thác Hang Cọp tọa lạc tại thôn Túy Sơn, xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt. Trên quốc lộ 20, qua khỏi Trại Mát, đến cây số 13, rẽ trái, xe chạy tiếp trên một con đường dốc quanh co dài 2,7km giữa rừng thông bạt ngàn sẽ đến thác Hang Cọp.
Ẩn mình giữa núi rừng Tà In thanh vắng là một thác nước cao hùng vĩ. Đó là thác Jráiblian. Thác có một vẻ đẹp vừa huyền bí vừa mơ màng. Ai đã một lần đi qua chắc khó quên những ấn tượng về dòng thác cũng như vẻ đẹp hoang dã của nó giữa núi rừng hùng vĩ. Jráiblian – đó là cái tên quen thuộc mà đồng bào Churu trong vùng vẫn thường gọi dòng thác hùng vĩ này. Jráiblian – có nghĩa là thác đá cao. Nhưng về sau thác còn có tên gọi là thác Bảo Đại. Vì trong những năm tháng làm vua, Bảo Đại thường đi săn qua vùng này. Thác Jráiblian là điểm được ông chọn làm nơi đừng chân nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày đi săn.
HCM: 429/13 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp HCM: 156 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Nghé, Q.1
Tp.HCM: 1737/36 - 36A QL 1, P.Tân Thới Hiệp, Q.12
Đà Lạt: 2A Nguyễn Lương Bằng, P.2, Tp. Đà Lạt
Đà Nẵng: 37/1 PhanThanh, P.Thạc Gián, Q.Thanh Khê
Hà Nội: 2/1 Ngõ 270 Giáp Bát, P.Giáp Bát, Q.Hoàng Mai