Khu du lịch thác Damb’ri (Đam Bri) nằm ở phía Tây Bắc thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Thác nước Damb’ri là thác chính nằm ngay trung tâm Khu du lịch với chiều cao 57m, mặt thác rộng gần 30m. Đây là thác nước cao nhất ở Lâm Đồng.
Datanla trước đây được bà con dân tộc thiểu số địa phương gọi là “Đa tam n’nha”. Người K’ho nơi đây kể rằng: Ngày xưa, các nàng tiên nữ thường hay xuống tắm vì có dòng nước trong xanh, mát lành, ẩn mình dưới hố sâu, được che phủ bởi nhiều tầng cây lá; vì vậy con người rất khó có thể nhìn thấy khi các tiên nữ tắm, bởi vì không biết rằng “dưới lá có nước”. Do vậy, khi phát hiện ra dòng thác, bà con đã đặt tên cho nó là “Đạ tam n’nha” và theo tiếng K’ho có nghĩa là “Dưới lá có nước”. Về sau “Đạ tam n’nha” được phát âm thành Datania, và sau đó là Datanla.
Thác Hang Cọp tọa lạc tại thôn Túy Sơn, xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt. Trên quốc lộ 20, qua khỏi Trại Mát, đến cây số 13, rẽ trái, xe chạy tiếp trên một con đường dốc quanh co dài 2,7km giữa rừng thông bạt ngàn sẽ đến thác Hang Cọp.
Ẩn mình giữa núi rừng Tà In thanh vắng là một thác nước cao hùng vĩ. Đó là thác Jráiblian. Thác có một vẻ đẹp vừa huyền bí vừa mơ màng. Ai đã một lần đi qua chắc khó quên những ấn tượng về dòng thác cũng như vẻ đẹp hoang dã của nó giữa núi rừng hùng vĩ. Jráiblian – đó là cái tên quen thuộc mà đồng bào Churu trong vùng vẫn thường gọi dòng thác hùng vĩ này. Jráiblian – có nghĩa là thác đá cao. Nhưng về sau thác còn có tên gọi là thác Bảo Đại. Vì trong những năm tháng làm vua, Bảo Đại thường đi săn qua vùng này. Thác Jráiblian là điểm được ông chọn làm nơi đừng chân nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày đi săn.
Hằng năm, vào ngày rằm tháng giêng âm lịch, có đến hàng chục ngàn người đổ về thác Pongour trẩy hội mùa xuân, cắm lều trên các ngọn đồi xung quanh thác. Đây là dịp thanh niên sống hòa đồng, gặp gỡ, làm quen, tìm hiểu nhau. Những năm gần đây, lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, các trò chơi dân gian, thi nấu cơm lam, múa xòe Thái,…được tổ chức thu hút du khách ngày càng nhiều hơn. Ngoài thác Pongour, trong Khu du lịch sinh thái thác Pongour còn có bảo tháp, nhà Bảo Đại, bến thuyền, làng nghề dệt may thổ cẩm, thảm én,…
Trong những năm 1960, thác Prenn có một vườn thú nhỏ với voi, cọp, gấu, hươu, nai, khỉ, trăn, công,… Hiện nay khu du lịch thác Prenn rộng 160ha, trong đó rừng thông và rừng nguyên sinh chiếm 90% diện tích, đã được công ty cổ phần dịch vụ du lịch tôn tạo, xây dựng cáp treo tự hành xuyên thác, cầu mây treo qua suối, nhà sàn,chòi trên ngọn cây, phòng tranh thêu lụa, quầy hàng lưu niệm, tổ chức biểu diễn nhạc dân tộc Tây Nguyên, bơi thuyền thể thao, các trò chơi dân tộc,… Nhà hàng phục vụ khách hàng theo yêu cầu, đặc biệt món cháo cá.
Cả đàn voi rừng của vùng La Ngư Thượng mừng lắm, chúng hối hả kéo nhau về dự đám cưới. Ngờ đâu khi đến địa điểm thác Voi bây giờ thì nhận được hung tin: Nàng Biang và chàng Lang đã lìa đời. Đám cưới trở thành đám tang, khiến đàn voi gào thét suốt mấy ngày đêm rồi lăn ra chết và hóa đá ngay dưới chân thác.
Là vùng chuyển đổi giữa hai vùng đồng bằng và cao nguyên nên vườn quốc gia Chư Yang Sin bị chia cắt mạnh. Đến đây bạn sẽ nhìn thấy một phong cảnh vô cùng ngoạn mục với hơn 40 dãy núi cao, thấp khác nhau, không những vậy còn có nhiều sườn dốc, những thảm rừng mênh mông và nhiều suối, ghềnh, thác đan xen. Thúc đẩy ham muốn chinh phục tới đỉnh núi Chư Yang Sin - mệnh danh cao nhất Đắk Lắk (2,442m).
“Ako” tiếng Ê Đê có nghĩa là đầu nguồn, “Dhong” là lũng. Ako Dhong là lũng đầu nguồn. “Buôn lũng đầu nguồn” ăn nước con suối Ea Nhôn, có tiếng là buôn giàu có, còn được gọi là “Buôn nhà ngói” hay “Buôn Ama Rin”. Các lễ hội được già làng Ama Rin tổ chức thường xuyên, lời ca, điệu nhạc, múa truyền thống luôn vang lên dưới mái nhà dài. Sắc màu của vùng đất cao nguyên vẫn luôn thắm mãi ở buôn Ako Dhong, đã hấp dẫn nhiều lượt du khách khi đặt chân đến vùng đất bazan này.
Thác Thủy Tiên hay còn gọi là thác Ba Tầng là một thác nước ở Đắk Lắk, thác nằm ở xã Ea Puk, huyện Krông Năng. Đây là một thắng cảnh đẹp, hoang sơ giữa núi rừng với vô vàn những tảng đá nằm gối chồng lên nhau và những rễ cây rừng đan kín trông rất lạ mắt.
Bên hồ Ea Kao, du khách không chỉ lặng ngắm dòng nước miên man của hồ mà còn được chiêm ngưỡng phong cảnh phía xa xa với những đám mây lơ lửng nhẹ nhàng trôi, những hàng cây ngút ngàn, những buôn làng nhấp nhô và từng đàn chim sải cánh bay lượn cao vút trên bầu trời. Thả hồn cùng thiên nhiên quanh hồ Ea Kao, bạn sẽ thấy lòng mình dịu êm, sâu lắng hơn hẳn, trân trọng từng nhịp thở của chính mình và thêm yêu cuộc sống này.
Nhà thờ Thánh Tâm nằm ở số 02 đường Phan Chu Trinh, phường Tân Lợi là nhà thờ chính tòa của giáo phận Buôn Ma Thuột. Với thiết kế như nhà dài Ê-đê và hoàn toàn bằng gỗ, nhà thờ cũng là nơi đáng để đến và chụp hình lưu niệm bởi lối kiến trúc rất “dân tộc”. Nhà thờ có chiều dài 45 m, rộng 12 m. Tổng diện tích 828 m², trừ cung thánh, với sức chứa 1.200 chỗ ngồi. Ban đầu khoảng 45 hộ trong khu vực gần nhà thờ và ở rải rác trong các đồn điền, từ nhiều địa phương đến. Sau phong trào di cư năm 1954, số giáo dân đã lên đến 4.000. Hiện nay số giáo dân trên 11.000 người. Đời sống kinh tế của bà con giáo dân đa dạng với nhiều ngành nghề: buôn bán, làm nông, công nhân viên, bác sĩ, kỹ sư,…
HCM: 429/13 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp HCM: 156 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Nghé, Q.1
Tp.HCM: 429/13 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp
Đà Lạt: 2A Nguyễn Lương Bằng, P.2, Tp. Đà Lạt
Đà Nẵng: 37/1 PhanThanh, P.Thạc Gián, Q.Thanh Khê
Hà Nội: 2/1 Ngõ 270 Giáp Bát, P.Giáp Bát, Q.Hoàng Mai